top of page
Writer's pictureEduling International

How has Anti-Asian Racism and Discrimination Affected me as a Vietnamese American?

How has Anti-Asian racism and discrimination affected me as a Vietnamese American?

By Samantha Tran

4/9/2022

Racism has been a heavy topic for many decades. It is the belief that humans are divided by ethnicity and skin color. Racism can affect anyone, including African Americans, Hispanic people, and in this case, me, as an Asian American.


I was born in the U.S as a Vietnamese American. I was raised in a loving household, went to school, and have done many extra-curricular activities as any normal kid. Despite this, racism and discrimination still affect me. I haven’t done anything to provoke bullies, yet I still get comments about me every once in a while.


The most prominent case of racism that I remember was when the pandemic first started. During my lunch, I was hanging out with my friend as usual until a boy came up to us. I had already had problems with this boy for a very long time, so seeing him already aggravated me. All of a sudden, he pointed and yelled, “Oh look! It’s the ching chong twins! Don’t give me corona!” Something inside me switched. I already didn’t like this guy, but at that moment, I lost all respect for him.


When I heard this racial comment, it triggered my fight or flight response. In this case, I chose to fight. I resorted to chasing and cornering this guy and telling him to "Shut your stupid racist mouth! It's not funny, you brat!" He never made a snarky comment after that incident again.


In June of 2020, there was an Asian hate crime against a 70-year-old Asian woman in San Francisco. After researching more about the crime, I figured out that the assault happened only a street away from my grandma's shop. Figuring that out left me perplexed with emotions. I couldn't tell if I was feeling aggravated because of the person who assaulted a helpless old woman, or sad because I saw the woman as my grandmother. Both were at similar places at the same time, around the same age, and Asian. To think that the assault could've been my grandma still haunts me to this day.


I have never been confident. I don't know how to describe how I feel when talking to others. Instead of using my voice, I can use art to express my feelings. I drew what the effects of a hate crime can do to some, depicting a young girl with injuries everywhere on her face. Around her were texts stating comments and events that have involved Asian Hate Crimes. With the art that I made, I was able to show people how I was feeling through words and art.


Discrimination has taught me to stand up for myself. To fight for what is right. Even though I don't experience the same level of discrimination as many other Asian Americans, that still won't stop me from fighting for equality.


Phân biệt chủng tộc đã là một chủ đề nặng nề trong nhiều thập kỷ. Đó là niềm tin rằng con người được phân chia theo sắc tộc và màu da. Phân biệt chủng tộc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, như người Mỹ gốc Phi, người gốc Latin, và trong trường hợp này, con, là một người Mỹ gốc Việt.


Con sinh ra ở Mỹ với tư cách là một người Mỹ gốc Việt. Con được lớn lên trong một gia đình đầy tình thương, được đi học và sinh hoạt như bao đứa trẻ bình thường sống ở Mỹ khác. Ngoài ra con rất tự hào con là người Việt Nam, con đi sinh hoạt cộng đồng Việt Nam và Á Châu ở vùng Vịnh bằng cách hát những bài nhạc Việt với trang phuc áo dài. Con luôn bằng mọi cách đem văn hóa Việt đến trường học của con. Hằng năm trong những buổi văn nghệ con đã đem đàn tranh vào trường để đàn, đọc những cuốn sách tiếng Việt để ủng hộ ngôn ngữ mẹ đẻ. Mặc dù vậy, phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử vẫn ảnh hưởng đến con. Con chưa làm bất cứ điều gì để kích động những kẻ bắt nạt nhưng con vẫn bị chọc ghẹo và thỉnh thoảng có những đối xử làm con buồn lòng.


Trường hợp phân biệt chủng tộc mà con cảm nhận rõ nhất là khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu. Trong bữa trưa của mình, con vẫn đi chơi với bạn, bạn của con cũng là người Á Châu, như thường lệ cho đến khi một học sinh đến gặp.

Học sinh này cũng đã làm phiền con trong một thời gian dài, vì vậy việc nhìn thấy học sinh ấy đã khiến con trở nên thấy hốt hoảng hơn. Cậu này đột nhiên nói, “Ồ nhìn kìa! Đó là cặp song sinh ching chong! Đừng lây Covid cho tui nha!" Có điều gì đó trong con thay đổi. Vốn dĩ con đã không có cảm tình với cậu ấy, nhưng vào lúc đó, con mất hết sự tôn trọng dành cho cậu ta.


Khi nghe nhận xét về vấn đề chủng tộc, tự nhiên con cảm thấy mình mạnh mẽ và muốn đứng lên chiến đấu. Thay vì chạy trốn, con đã chọn chiến đấu. Con đuổi theo và dồn anh chàng này vào chân tường và bảo cậu ta "Hãy ngậm miệng cái miệng phân biệt chủng tộc ngu ngốc của cậu lại! Không có gì hay ho đâu!" Cậu ấy không bao giờ đưa ra bình luận khó nghe sau sự việc đó.


Vào tháng 6 năm 2020, tại San Francisco đã xảy ra một vụ tội ác thù hận đối với người châu Á với một phụ nữ châu Á 70 tuổi. Sau khi tìm hiểu thêm về vụ án, con mới biết rằng vụ hành hung xảy ra chỉ cách cửa hàng của bà Nội con một con đường. Hình dung ra điều đó khiến con bối rối với nhiều cảm xúc. Con không thể biết liệu mình đang cảm thấy nặng nề hơn vì kẻ đó đã hành hung một người già không có khả năng tự vệ, hay buồn vì con coi người phụ nữ đó như bà của mình. Cả hai đều ở cùng một thời điểm, cùng độ tuổi và đều là người châu Á. Con nghĩ rằng vụ hành hung có thể là bà Nội của con và điều đó vẫn còn ám ảnh con cho đến ngày nay.


Con không biết phải diễn tả cảm giác của mình như thế nào khi nói chuyện với người khác. Thay vì sử dụng giọng nói của mình, con có thể sử dụng nghệ thuật (vẽ, hát …) để thể hiện cảm xúc của mình. Con đã vẽ ra bức tranh đầu tiên để nói lên ảnh hưởng của tội ác thù hận đến cộng đồng Á Châu, mô tả một cô gái trẻ với những vết thương khắp nơi trên mặt. Xung quanh cô ấy là những bình luận và những sự kiện có liên quan đến tội ác căm thù của người châu Á. Với bức tranh mà con đã vẽ, con có thể cho mọi người thấy cảm giác của con thông qua ngôn từ và nghệ thuật.


Sự phân biệt đối xử đã dạy con tự đứng lên. Để đấu tranh cho những gì là đúng. Mặc dù con không phải trải qua mức độ phân biệt đối xử như nhiều người Mỹ gốc Á khác, nhưng điều đó vẫn không ngăn cản con đấu tranh cho sự bình đẳng.

Con đã tặng bức tranh của con để làm biểu ngữ cho các cuộc tuần hành “chấm dứt sự thù ghét người gốc Á” cho các cô chú. Và chính bản thân con cũng đi tuần hành tại các thành phố ở vùng vịnh và con vượt sự sợ hãi để đứng lên nói tiếng nói của mình tại buổi tuần hành ở thành phố của con.


Con nghĩ đoàn kết là sức mạnh, nếu mọi người cùng đồng lòng thì sự xấu xa sẽ bị đẩy lùi về phía sau


Samantha Tran lives in California with her parents and two siblings. She has been participating in writing courses from Eduling and written personal narratives, essays, and research papers. This essay won the first place in a Vietnamese writing contest organized by California State University at Fullerton in the 13-15 year-old category.

430 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page