top of page
Writer's pictureEduling International

Input for Language Development

By Linh Phung, EdD

Book available in Vietnam and Amazon

Recently, I had a discussion about app-based language development with renowned scholar in the field of Second Language Acquisition, Stephen Krashen. The fundamental issue that Professor Krashen and others in the field recognize is that receiving comprehensible language input is a fundamental aspect of foreign language development. This input must be meaningful to the learner and presented in context, so learning vocabulary lists or isolated sentence structures does not constitute the input discussed here. Learning language forms and linguistic knowledge, such as phonics, should occur within a context where learners already have some language foundation and have the opportunity to continuously develop their language comprehensively.


In reality, for children, language input comes in many forms:

  • Listening to caregivers and to those in the children’s immediate environments. For babies and young children, this content is often immediately tied to the children's daily needs. Interaction is also key here.

  • Listening to adults read stories with pictures, so even if the children do not understand everything, they still enjoy and understand parts of it.

  • Reading and listening to interesting content. Reading undoubtedly has substantial benefits beyond language development.


Thus, language input is available through reading, listening, and communicating. Expecting learners to produce language output prematurely for “public performance” without sufficient language input contradicts the language development process.


So how to develop speaking skills?

  • Continue to listen and read a lot to encounter language input in context.

  • Develop language holistically, often through activities that integrate all language skills. A language task can be an input-based task.

  • A language activity is considered a task when learners focus on the ideas and meaning conveyed by language to achieve a specific objective (understanding information for a particular purpose, discussing with others to make decisions, listening to stories to understand and appreciate the content, etc.).

The issue with language development apps, including the most popular ones, is that they focus on what is easy to develop, easy to teach, and often on a single aspect of the language. The most common language development apps teach vocabulary, phonics, and sometimes grammar because many activities rely on a single word or short sentence. These apps are not only easier to develop but also more accessible to users. Therefore, language development apps have yet to realize the potential of mobile-assisted language learning (MALL). To provide interesting language input, it seems that entertainment and game apps not designed for language teaching are more effective in language development, as research has confirmed.


What about my Eduling Speak app?

I focus on developing speaking skills through language tasks. I have not yet addressed the need for a large amount of language input (but I assume learners encounter language in various sources) and materials for beginners, but for those with some language foundation, the app offers classes such as IELTS Speaking Part 2: Describing Places or IELTS Speaking Part 2: Describing a Person, using interesting model speeches from real speakers (meaningful input) to boost language development. The app also has input-based tasks like listening to descriptions of pictures to find differences or locate natural features, listening to an interesting text and taking notes, etc. The app can currently integrate YouTube videos, so I will gradually add more third-party content as well.


To practice speaking, learners can perform a task multiple times in different modes:

  • talking to AI for feedback

  • talking to another learner for interaction,

  • and recording their response to listen to it again and receive AI feedback later.

Task repetition is found to be beneficial for developing speaking fluency and increasing the complexity and accuracy of language. Note that accuracy often takes time to develop, and at this point, language input again plays a significant role here.


Một số suy nghĩ về dữ liệu đầu vào cho phát triển ngôn ngữ

Tác giả: TS. Linh Phùng


Gần đây tôi có thảo luận một chút về chủ đề phát triển ngôn ngữ qua app và các chương trình phát triển ngôn ngữ ở Mỹ với nhà học thuật nổi tiếng trong ngành Đắc thụ ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition) Stephen Krashen. Vấn đề căn bản mà GS Krashen và những người trong ngành công nhận là nhận được dữ liệu ngôn ngữ đầu vào trong tầm tiếp thu của người học là vấn đề căn bản nhất của phát triển ngoại ngữ. Dữ liệu ngôn ngữ lại phải có ý nghĩa với người học và trong bối cảnh nên học danh sách từ vựng hay từng cấu trúc câu một không phải là dữ liệu đầu vào được nhắc đến ở đây. Học dạng thức ngôn ngữ và kiến thức về ngôn ngữ như đánh vần (Phonics) cần trong bối cảnh là các em đã có vốn ngôn ngữ và được tiếp tục phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.


Trong thực tế thì với những em nhỏ, dữ liệu ngôn ngữ này có nhiều dạng:

  • Nghe từ những thành viên trong gia đình và môi trường giao tiếp (như các em bé). Những nội dung này thường gần gũi và gắn với những nhu cầu hàng ngày với các em. Trong trường học này yếu tố "tương tác" là quan trọng.

  • Nghe người lớn đọc truyện với tranh ảnh để dù các em không hiểu hết, các em nhỏ vẫn thích thú và hiểu được một phần.

  • Đọc những nội dung các em quan tâm.


Thế nên dữ liệu đầu vào ở đây là qua đọc, nghe, và giao tiếp. Việc yêu cầu các em phải ngay lập tức "trình diễn" khả năng nói khi chưa đủ lượng ngôn ngữ đầu vào là ngược với quá trình phát triển ngôn ngữ.


Vậy làm thế nào để phát triển khả năng nói?

  • Tiếp tục nghe và đọc nhiều để tiếp thu dữ liệu ngôn ngữ trong bối cảnh.

  • Phát triển ngôn ngữ toàn diện thường qua những hoạt động kết hợp tất cả các kĩ năng. Một tác vụ ngôn ngữ cũng bao gồm cả những tác vụ dựa vào dữ liệu đầu vào (input-based tasks).

  • Một hoạt động ngôn ngữ được coi là tác vụ khi người học chú ý vào nội dung và ý nghĩa ngôn ngữ để đạt được một mục tiêu nào đó (hiểu thông tin vì một mục đích nào đó, thảo luận để ra quyết định, đạt được kết quả giao tiếp, nghe truyện để hiểu và cảm thụ nội dung ...)


Vấn đề của các app phát triển ngôn ngữ và nhất là những app nổi tiếng nhất là nó tập trung vào những gì dễ phát triển, dễ dạy, và chỉ vào một khía cạnh ngôn ngữ thôi. Phổ biến nhất trong các app phát triển ngôn ngữ là dạy từ vựng, ngữ âm, và có thể là ngữ pháp vì có nhiều hoạt động dựa vào một từ hay một câu ngắn. Những app này không chỉ dễ phát triển hơn mà còn dễ tiếp cận hơn với người dùng. Bởi vậy, app phát triển ngôn ngữ chưa thực hiện được tiềm năng của việc học ngôn ngữ qua các thiết bị di động. Để cung cấp lượng ngôn ngữ đầu vào thú vị thì có vẻ những ứng dụng giải trí và trò chơi không dành cho dạy ngôn ngữ làm tốt hơn và có tác dụng cao hơn trong phát triển ngôn ngữ. Điều này từng được kiểm chứng bởi nghiên cứu.


Thế còn app Eduling Speak thì sao?

  • App tập trung vào phát triển khả năng nói nhưng theo nhiệm vụ ngôn ngữ.

  • App cũng chưa giải quyết được vấn đề là cần lượng ngôn ngữ đầu vào lớn vì mặc định là người học có các nguồn tiếp thu ngôn ngữ khác ngoài app. App cũng không có tài liệu cho người bắt đầu, nhưng với các bạn đã có vốn ngôn ngữ rồi, thì những lớp học như IELTS Speaking Part 2: Describing Places hay IELTS Speaking Part 2: Describing a Person dùng chính những bài nói mẫu để làm bàn đẩy thúc đẩy khả năng sử dụng ngôn ngữ. App có những tác vụ có ngôn ngữ đầu vào khác như: Nghe miêu tả tranh và tìm điểm khác biệt, nghe miêu tả bản đồ và tìm được đặc điểm trên bản đồ, nghe đọc một bài đọc thú vị nào đó và ghi chép ... App hiện tại cũng có thể tích hợp YouTube videos nên dần mình cũng sẽ cho thêm những nội dung của các bên thứ 3 nữa.


Để luyện nói, thì người học cũng có thể thực hiện một task nhiều lần nhưng trong các phương thức khác nhau:

  • Nói chuyện với AI để được phản hồi

  • Nói chuyện với một bạn học khác để được tương tác

  • Ghi âm câu trả lời để được nghe lại và nhận được phản hồi sau hơn của AI.


Việc lặp lại task (task repetition) được thấy là có ích cho phát triển khả năng nói trôi chảy (fluency) và tăng độ phức tạp và chính xác (complexity and accuracy) của ngôn ngữ. Lưu ý độ chính xác (accuracy) thường cần nhiều thời gian để phát triển và khi này dữ liệu đầu vào lại cũng đóng vai trò lớn.


About the author: Dr. Linh Phung is a dedicated international educator, innovator, and leader with a proven track record of directing successful educational programs, fostering academic excellence, and driving innovation in language learning. With Eduling, she leads a cross-functional team of IT developers, content developers, and designers in the development of Eduling Speak, an app that connects learners to talk in pairs based on 1200+ communicative tasks and games. She's also a published author with 10+ language learning and bilingual picture books as well as an expert in language education with publications in high impact journals. She currently serves as an English Language Specialist with the U.S. Department of State.

 

54 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page