top of page
Writer's pictureEduling International

Văn học Thiếu nhi và Vấn đề Phục hồi Ngôn ngữ

Updated: Apr 9, 2022

"Sách là tấm gương phản chiếu cũng như là cửa sổ nhìn vào một thế giới khác."


An English summary is also included below.


Người trình bày: Kelli Mcleod

Người tóm tắt và minh họa thêm: Linh Phung


Tôi vừa xem lại video một sự kiện trên mạng tên Developing Literacy Materials for Language Revitalization phát ngày 13/5/2021 và xin tóm tắt lại bài trình bày của Kelli Mcleod từ University of Hawai’i at Manoa tựa là Children’s Literature and Language Revitalization (Văn học Thiếu nhi và Vấn đề Phục hồi Ngôn ngữ). Hi vọng có ích cho dự án Stories of Vietnam và những bạn đang suy nghĩ về vai trò của sách song ngữ và sách tiếng Việt tới sự phát triển ngôn ngữ của con.


Truyện thiếu nhi là truyện dành cho trẻ sơ sinh đến tuổi bắt đầu trưởng thành. Nó có đủ thể loại (truyện ngắn, thơ, tiểu sử …) về mọi chủ đề. Bài phát biểu của cô Mcleod tập trung vào truyện tranh trong bối cảnh của các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Canada, New Zealand. Đây là những truyện được đọc để cảm thụ và giải trí chứ không phải sách học ở trường. Trong những truyện tranh này thì hình ảnh và ngôn từ được kết hợp với nhau và hình ảnh giúp người đọc tiếp thu được từ và khái niệm. Ngoài ra nó giúp người đọc có cơ hội trao đổi với nhau về các khái niệm và chủ đề trong truyện và góp phần xây dựng cộng đồng.


Về vấn đề đa dạng hóa trong sách cho trẻ em, cô ấy chỉ ra rằng ở Mỹ và Canada, các sách này đều quá trắng (overwhelming white). Trong một số liệu (nguồn theo ảnh dưới), năm 2015, ¾ số truyện tranh có nhân vật chính là người da trắng và năm 2018 thì con số này là 50%.


Cô Mcleod nhận xét rằng mặc dù lời kêu gọi để có sách đa dạng hơn có từ những năm 1930 ở Mỹ nhưng quá trình này tương đối chậm. Khi nói về truyện thiếu nhi, cô ấy trích dẫn Rudine Sims Bishop (1990) khi Bishop nói rằng sách cần giống như những tấm gương phản chiếu (mirrors) và là cửa sổ (windows) vào một thế giới khác. Sách cần là tấm gương phản chiếu vì trẻ cần được thấy bản thân mình phản chiếu trong cuốn sách: ngôn ngữ, văn hóa, danh tính, tầng lớp xã hội, v.v. để các em được thấy mình được coi và trân trọng. Sách cũng cần là cửa sổ đến một thế giới khác với các em để các em hiểu thêm về giới giới nơi mình đang sống và vị trí của mình trong đó.


Cô ấy trích trực tiếp bằng tiếng Anh dưới:

“When children cannot find themselves reflected in the books they read, or when the images they see are distorted, negative, or laughable, they learn a powerful lesson about how they are devalued in the society of which they are part” (Bishop, 1990).


Thế nên gần đây, phong trào văn học thiếu nhi Own Voices được sự hướng ứng rộng rãi. Những thành viên trong các cộng đồng tự viết truyện với tính chân thực và kinh nghiệm cá nhân của thành viên trong cộng đồng thay vì những hình ảnh phổ quát không đúng (steoretypes) mà người ngoài cộng đồng sử dụng.


Ảnh chụp màn hình

Về sách song ngữ (Dual language books), có một số khái niệm được sử dụng thay thế nhau, nhưng cô Mcleod có định nghĩa một số khái niệm và chỉ ra các điểm khác biệt như sau.


Sách song song (Parallel books): Là sách có cả hai ngôn ngữ trong cùng cuốn sách và hai ngôn ngữ có thể được in song song theo dòng, theo đoạn, hay theo trang. Ví dụ dưới là một sách tôi dịch và tạo bản song song. Trang www.eduling.org/resources có một số bản như vậy.



Sách pha trộn ngôn ngữ (Interlingual books): Sách có ngôn ngữ chính và một số từ ở ngôn ngữ khác được pha trộn trong ngôn ngữ chính đó. Thường những sách này có cách dạy phát âm cho ngôn ngữ được pha kèm trong sách. Hình dưới là một phần bài thơ tôi viết miêu tả những từ đầu tiên của con gái mình. Từ tiếng Việt được xen vào bài thơ bằng tiếng Anh.


Sách có bản tương đương (Silmultaneous books): Là sách mà chuyện (story) và hình ảnh được giữ nguyên nhưng có hai bản khác nhau. Có thể hai bản được xuất bản cùng lúc hay một bản được xuất bản trước bản kia. Hai bản có thể được viết bởi cùng một tác giả hoặc một bản là bản dịch bởi dịch giả khác.


Sách đa ngữ (Multilingual books): Những sách này có nhiều hơn hai ngôn ngữ và chủ yếu để dạy từ vựng của những ngôn ngữ đó.


Khi nói đến vai trò của sách thiếu nhi trong việc phục hồi ngôn ngữ, thì cần phải nói đến những nhân tố gây nguy hại đến sự tồn tại của ngôn ngữ đó. Những nhân tố đó gồm nhân tố kinh tế, chính trị, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ, và việc thiếu sự ủng hộ của các đơn vị và tổ chức trong xã hội. Cô Mcleod có giải thích về những nhân tố này, nhưng xin phép được bỏ qua trong bài tóm tắt này. Cô ấy chỉ ra rằng sách thiếu nhi không thể giải quyết được mọi vấn đề nhưng có thể giúp sức bằng bởi vì:

  • Nhỏ, dễ vận chuyển

  • Là “cửa sổ” cho những người ngoài cồng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và cho những người ngoài cộng đồng thấy ngôn ngữ này được trân trọng và thường xuyên sử dụng

  • Sách xuất bản có những ngôn ngữ này tăng vị thế của ngôn ngữ đó trong xã hội

  • Có thể được sử dụng ở trường học và những đơn vị xã hội khác

Ngoài ra thì sách thiếu nhi có thể lan tỏa mức độ sử dụng ở nhiều nơi như gia đình và trường học và giúp việc chuyển giao ngôn ngữ sang thế hệ sau. Nếu những sách thiếu nhi này được sử dụng trong trường học thì, theo cô Mcleod, nó cũng giúp các em phát triển nhận biết về ngôn ngữ qua so sánh và tiếp thu những kiến thức đa dạng và đa văn hóa và kết nối gia đình với nhà trường.


Một số những thách thức trong việc xuất bản sách song ngữ bao gồm: dịch thuật, dàn trang, và chủ đề và thể loại truyện (ngoài các thách thức khác không được kể ở đây).


Về dịch thuật thì người dịch cần cân bằng ý nghĩa chân thực của ngôn từ và nội dung, có thể thay đổi chi tiết để phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa mình hướng tới, và có thể tạo những thuật ngữ hay từ ngữ mới.


Về vẫn đế in ấn và dàn trang, những vấn đề sau nên được cân nhắc vì nó sẽ tạo ra cấp bậc ngôn ngữ: ngôn ngữ nào đặt trước ngôn ngữ nào đặt sau, cỡ chữ, màu sắc chữ, thông tin về tác giả và người minh họa bằng ngôn ngữ gì, thông tin về ngôn ngữ và văn hóa, và việc có nên kèm hướng dẫn về phát âm.


Cô Mcleod nêu ra một số chủ đề và thể loại sách thường gặp trong sách đa văn hóa: Cuộc sống tươi đẹp, Mỗi đứa trẻ (Every Child), Tiểu sử, Truyện dân gian, Đàn áp (Oppression), Mối quan hệ xuyên cộng đồng (Cross-Group), Ý tưởng (Concept), Chủ đề ngẫu nhiên (Incidental), và Truyền bá thông tin (Informational). Cô ấy lưu ý rằng sách cộng đồng nên cân nhắc để không chỉ có một vài chủ đề gây hiểu sai về sự đa dạng của cộng đồng đó.


Hi vọng có thêm sách tiếng Việt và sách song ngữ cho các em ở Mỹ.


Thông tin thêm về Stories of Vietnam: https://www.storiesofvietnam.org/

Thông tin thêm về TS. Linh Phùng: www.linhtphung.org

Thông tin thêm về Eduling International Academy: www.eduling.org


Children’s Literature and Language Vitalization

Presenter: Kelli Mcleod

Summary and translation: Linh Phung


This is a summary of a presentation by Kelli Mcleod from the University of Hawaii at Manoa on the topic of children’s literature and language revitalization as part of a virtual round table discussion hosted by the Department of Linguistics at the University of the Phillippines on May 13, 2021. Viewers need to be aware that statistics cited in the presentation mostly come from North America, Australia, and New Zealand. Mcleod starts by defining children’s literature as literature written for children from newborns to young adults, which includes picture books, graphic novels, and novels; all kinds of genres, such as narratives, stories, poetry, biographies, memoirs, and so on; and all kinds of topics. Her presentation focuses on contemporary picture books primarily used for enjoyment and entertainment rather than for prescriptive use in the classroom. In picture books, the text and images are used together to tell a story. The images enhance the story and help children learn new vocabulary and concepts. These books also encourage discussion and build community.


Children’s literature has been overwhelming white especially in the United States and Canada. Seventy-five percent and 50% of picture books in 2015 and 2018, respectively, have white protagonists. There has been a call for more presentation in children’s literature in the US since 1930, but this process has been rather slow. According to Rudine Sims Bishop (1990), a book needs to act as a mirror so that children can see themselves represented in it and feel they are valued in society. It’s also important to have books as windows into different people, world views, and environments so children can understand the world they live in and their place in it. Below is a direct quote from Bishop (1990):


“When children cannot find themselves reflected in the books they read, or when the images they see are distorted, negative, or laughable, they learn a powerful lesson about how they are devalued in the society of which they are part.”


Mcleod points out the rise of the recent Own Voices movement with stories written by members of underrepresented communities based on their personal experience and knowledge rather than stereotypes and tropes as may be written by outsiders.


Regarding dual language books (books with two languages), there has been inconsistent use of different terms. Mcleod distinguishes the following terms:


Parallel books: These have the entire story in two languages within the same book, which can switch line by line, paragraph by paragraph, or page by page.


Interlingual books: These have words and phrases from one language interspersed into another language. They often have a pronunciation guide and glossary in them to help readers.


Simultaneous books: In these books, the story and images remain the same in two versions, and only the languages change. They may be released one after another or simultaneously.


Multilingual books: They contain more than two languages, and these books are not as common as the previously cited types.


To understand the role of children’s literature in language revitalization, Mcleod lists several causes of language endangerment, including economic factors, political factors, subjective attitudes of speakers, and lack of institutional support. Children’s literature can’t address all of these complex issues, but can be helpful in the following ways:

  • Books are small and easy to transport.

  • Books act as “windows” for non-community members to show them that the language is active and valued, which facilitates better understanding across cultures.

  • The presence of a language in a published book raises its subjective status of the language and shows institutional support.

  • They can be used in educational settings.

In addition, children’s literature can increase the domains of use as they can be used in homes, schools, libraries, and community centers. These books also support intergenerational transmission and are accessible to speakers who are not fluent in one of the languages. If these books are used at school, they add lexical diversity to language programs, connect school and home, and promote metalinguistic awareness (phonemes and grammar) and language understanding among children.


However, there are challenges with dual language books, and these are selected challenges from the presentation.


Translation: Translators need to balance the literal meaning of words/ideas with connotations. Translators may change details to fit the target language/culture.


Formatting: This is also an important consideration as text layout creates a language hierachy on the page, which can send subtle messages about language values to the readers. Creators need to be aware of where to place languages, font sizes and colors, and details about the author/illustrator to avoid conveying these hirearchies.


Mcleod cites Aronson, Callahan, and O’Brien (2018), who study a lot of children’s books especially diverse children’s books and list these nine common themes: Beautiful Life, Every Child, Biography, Folklore, Oppression, Cross-Group, Concept, Incidental, and Information. They notice that some cultural groups are over-represented in certain themes and under-represented in others. Book creators need to be aware of this to have balanced amounts of stories coming out to avoid biases about cultures.


The recording of the whole round table discussion can be found here: https://www.facebook.com/watch/live/?v=135673495166911&ref=search

298 views0 comments

Comments


bottom of page